Tại tọa đàm thúc đẩy phát triển xe điện ngày 10/11 bộ GTVT tổ chức tại Hà Nội,ạmsạclàtháchthứcchoxeđiệntạiViệbóng đá trực tiếp các chuyên gia trong nước và nước ngoài nói nhiều về điểm yếu và những khó khăn trong việc xây dựng trạm sạc, yếu tố tiên quyết để xe điện có thể tăng trưởng, bùng nổ và thay thế xe xăng.
Theo ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, đến nay cả nước có 20.065 ôtô điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu được cấp giấy chứng nhận. Con số này sẽ còn tăng trưởng trong thời gian tới, nhưng hệ thống trạm sạc lại rất thiếu.
Hiện hệ thống lớn nhất làm trạm sạc của VinFast với hơn 150.000 cổng cho cả xe máy và ôtô, đặt tại bãi đỗ xe, bến xe, trung tâm thương mại, trạm xăng dầu... Các hãng khác bán xe điện cho khách sạc tại nhà là chủ yếu, bên cạnh sạc tại đại lý. Một số trạm sạc của bên thứ ba (không bán xe) như EVIDA hay EVN đang phát triển, chưa hiện hữu như một lựa chọn quen thuộc cho người dùng.
Có nhiều nguyên nhân khiến việc phát triển trạm sạc còn hạn chế tại Việt Nam như hãng phải tự bỏ tiền xây dựng với chi phí đắt đỏ, dẫn tới thời gian hòa vốn rất lâu hay số lượng xe điện chưa thực sự bùng nổ để tạo sức hút cho các nhà cung cấp trạm sạc. Ngoài ra còn những nguyên nhân khác mang tính xã hội và vĩ mô từ chính sách của Chính phủ.
Ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Môi trường và Biến đổi khí hậu, Cơ quan phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) dẫn lý do xã hội là nhiều tòa nhà chung cư không cho phép lắp trạm sạc điện do lo ngại cháy nổ. Trong khi đó ông Nguyễn Mạnh Cường, CEO Công ty phát triển trạm sạc Ever EV cho rằng, hiện các nhà phát triển trạm sạc xe điện gặp một số vấn đề như hạ tầng điện không đáp ứng, đơn vị cung cấp điện chưa tạo thuận lợi. Hiện tại đơn vị phát triển trạm sạc không được nhà nước hỗ trợ tài chính, đều phải tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư.
Để giải quyết các vấn đề này và phát triển trạm sạc, các chuyên gia cho rằng cần nhiều chính sách vĩ mô từ Chính phủ để hỗ trợ. Đầu tiên, đại diện Bộ Xây dựng cho biết Bộ đang soạn thảo và đề xuất ban hành hai luật gồm Luật quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật phát triển đô thị, trong đó có các chính sách liên quan đến hạ tầng giao thông đô thị, đặc biệt là các phương tiện điện hóa và sử dụng năng lượng xanh. Cả hai luật này sẽ được trình lên Quốc hội trong năm 2024 và nếu thuận lợi sẽ áp dụng từ đầu năm 2025.
Các đơn vị liên quan cũng đang rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu về việc trạm sạc xe điện chiếm tỷ lệ bao nhiêu ở hầm gửi xe chung cư. Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật để xây dựng hạ tầng trạm sạc điện và ban hành định mức xây dựng để áp dụng rộng rãi hơn.
Trong khi đó, TS Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, trong quá trình xây dựng dự thảo về giá điện bán lẻ mới của Bộ Công Thương, đã từng nêu ra khung giá điện ra cho trạm sạc điện, tuy nhiên trong quyết định vừa ban hành mới đây lại không có. Việc độc quyền trạm sạc sẽ gây khó khăn trong quá trình phát triển giao thông điện, vì vậy cần có quy định pháp lý phù hợp để giải quyết vấn đề này.
Chuyên gia nước ngoài, ông Wilmar Martinez từ Đại học KU Leuven (Vương quốc Bỉ) cho biết các nước trên thế giới triển khai cơ sở hạ tầng sạc, xây dựng tiêu chuẩn hóa, bố trí địa điểm sạc, nguồn và tốc độ sạc, quy định về sạc công cộng và sạc ở nhà, chính sách tài chính và thuế để khuyến khích hạ tầng này.
Hiện có 5 chuẩn sạc của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và chuẩn toàn cầu (gồm châu Âu, dựa trên chuẩn do Tesla phát triển) dành cho 2 loại trụ sạc AC (xoay chiều) và DC (một chiều).
Vị chuyên gia cho rằng, qua khảo sát các nước đều đã ban hành quy chuẩn về số lượng bộ sạc trên mỗi 100 km đường, số lượng bộ sạc nhanh, quy định kiểu đầu nối sạc. Đặc biệt chính phủ các nước đều công bố ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cụ thể.
Ông Wilmar Martinez đề xuất Việt Nam sớm chọn cho mình một chuẩn sạc. Chính phủ cần hỗ trợ mạnh mẽ các công ty sản xuất xe điện, đơn vị cung ứng trạm sạc và người dân, cùng với đó là ưu tiên hạ tầng sạc trên những tuyến đường có mật độ giao thông cao. Cuối cùng là đầu tư hạ tầng lưới điện để đáp ứng yêu cầu mở mang trạm sạc.
Hiện tại hãng xe điện lớn nhất tại Việt Nam là VinFast, tiếp đó là các hãng nhỏ như Wuling và các mẫu xe điện "thêm thắt" của các hãng xe xăng truyền thống lâu đời, như BMW, Hyundai, Porsche, Mercedes... với số lượng khá ít, nhu cầu trạm sạc không nhiều.